Công đức in kinh

Chùa Dược Sư đang thực hiện bộ Hải Triều Âm Toàn Tập thì bất ngờ đọc được đoạn này trong cuốn Hương Trầm, Cố Sư trưởng toát yếu năm 2000, từ cuốn Ký Sự Du Hành của ông Nguyễn Tường Bách.
Kính cẩn ghi ân Cố Sư trưởng đã để lại Pháp bảo cho hậu lai.
 
“Ngài Huyền Trang tới giao lưu của sông Hằng và sông Yamuna, bị cướp bắt định giết để tế thần. Huyền Trang nhập định, cầu đức Di Lặc đón về Đâu Suất. Lúc ấy chợt đá bay, cát bụi tung trời, gió bão ầm ầm. Bọn cướp hoảng hồn, phủ phục dưới chân Huyền Trang cầu sám hối. Huyền Trang thoát chết, vội đến đỉnh lễ chỗ Phật đản sanh.
 
Còn tôi kẻ hậu sinh chẳng đáng làm học trò Ngài thì ung dung ngồi máy bay đi rong chơi. Ôi! Xấu hổ làm sao khi thấy nghị lực và trí tuệ người xưa. Ngày nay ta đi hành hương quá tiện nghi. Người xưa phải đổi mạng để lấy kinh sách. Ngày nay chỉ bấm một cái nút là kinh sách hiện trên màn hình, thêm một cái nút nữa là in ra hàng loạt. Ngày xưa cả đời mới khắc được một câu kinh. Ngày nay nhà in muốn sản xuất thiên kinh vạn quyển liền có. Nhưng ngày nay không mấy ai minh triết. Tâm thức biết nhiều hiểu rộng chỉ tạo thêm mây mù che ánh sáng giác ngộ.
 
Phật giáo coi trọng Bồ-đề tâm. Có Bồ-đề tâm thì một câu kinh cũng đủ, không có thì bao nhiêu kinh cũng vô ích. Tìm hiểu bước đường lữ khách của Huyền Trang, không phải là tò mò tìm xem dấu chân Ngài đi tới đâu mà để cảm khái tâm Bồ-đề kiên định của Ngài. Ta nên biết tùy hỷ công đức những ai đã dùng cả đời người để tạc một bức tượng, khắc một câu kinh. Những tác phẩm gỗ đá này là phương tiện để thực hiện Bồ-đề tâm”.
 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *